Những thắc mắc thú vị về tỏi đen một nhánh

Tỏi đen một nhánh là thực phẩm vô cùng hữu ích, rất tốt cho sức khỏe cả gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thắc mắc xoay quanh việc sử dụng tỏi đen.

Bài viết dưới đây sẽ là lời giải đáp giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích để sử dụng tỏi đen đúng cách, mang lại hiệu quả cao nhất.

Có rất nhiều thắc mắc về tỏi đen
Có rất nhiều thắc mắc về tỏi đen

Tỏi đen một nhánh có dễ ăn không?

Tỏi đen là chế phẩm được lên men tự nhiên từ tỏi trắng. Sau khi lên men, tỏi đen không còn vị hăng cay như tỏi trắng đồng thời các thành phần dinh dưỡng và các hoạt chất có tác dụng điều trị ở tỏi tăng lên, mùi vị cay nồng được chuyển thành vị ngọt thanh, thơm dịu. Do đó, tỏi đen rất dễ ăn.

Ăn Tỏi đen một nhánh có vị như thế nào?

Tỏi đen một nhánh có vị ngọt thanh, dẻo mềm như ô mai hoa quả.

Cách dùng tỏi đen một nhánh hàng ngày?

Tùy vào từng đối tượng và căn cứ vào nhu cầu sử dụng của mỗi loại bệnh mà các bạn sẽ cân nhắc liều dùng tỏi đen một nhánh hợp lý. Dưới đây là cách sử dụng bạn có thể tham khảo:

  • Đối với những người bình thường (bồi bổ sức khỏe): 1 – 2 củ/ngày, chia làm 2 lần sáng – trưa.
  • Để hỗ trợ vấn đề táo bón: 2 – 3 củ/ngày, chia làm 2 – 3 lần sáng, trưa hoặc chiều.
  • Cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn ngừa cảm lạnh: 2 – 3 củ/ngày, chia làm 2 – 3 lần sáng – trưa hoặc chiều.
  • Cải thiện giấc ngủ: 1 – 2 củ/ngày, chia làm 2 lần sáng – tối
  • Đối với trẻ em từ 2 tuổi đến 12 tuổi: 1 củ/ngày, ăn vào buổi sáng
  • Những người cần dùng với mục đích hỗ trợ điều trị các bệnh như mỡ máu, tim mạch, tiểu đường… nên ăn từ 1 – 3 củ/ngày

Nếu bạn thích ăn và muốn sử dụng nhiều hơn cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng sẽ có khả năng xuất hiện phản ứng của cơ thể: tiêu chảy nhẹ hoặc nóng trong nếu dùng quá nhiều cùng một lúc…. Vậy nên, tốt nhất chỉ nên sử dụng theo đúng khuyến cáo của các chuyên gia để phát huy tốt nhất công mà không gây lãng phí.

Dùng tỏi đen một nhánh vào lúc nào là tốt nhất?

Tỏi đen là thực phẩm chăm sóc sức khỏe từ thiên nhiên. Bạn có thể dùng hàng ngày và trong thời gian lâu dài. Thời điểm ăn tỏi đen để đạt hiệu quả tốt nhất cho việc chăm sóc sức khỏe là vào buổi sáng, cách bữa ăn 30 phút. Bởi, tại thời điểm này dạ dày rỗng sẽ hấp thu được nhiều dinh dưỡng nhất có thể.

Những ai nên sử dụng tỏi đen?

Sử dụng tỏi đen một nhánh như thế nào cho hiệu quả
Sử dụng tỏi đen một nhánh như thế nào cho hiệu quả

Với những công dụng của nó, tỏi đen rất tốt với những đối tượng sau:

  • Người bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, người bị tiểu đường.
  • Người uống nhiều rượu bia
  • Người có chức năng gan suy giảm, mỡ máu cao
  • Người già yếu, suy nhược cơ thể, người có sức đề kháng yếu, người suy giảm miễn dịch.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại, có nguy cơ cao nhiễm các gốc tự do (thường xuyên căng thẳng, stress, tiếp xúc với tia X…)
  • Người gặp các vấn đề về tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, viêm- loét dạ dày, đại tràng…
  • Trẻ em > 2 tuổi giúp tăng cường sức đề kháng, kích thích tiêu hóa

Những người không nên ăn tỏi đen

– Người có vấn đề về mắt như chứng bệnh glaucoma, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc, đau mắt đỏ,…

– Người bị dị ứng khi ăn tỏi đen

– Người đang bị tiêu chảy cấp tính

– Người bị bệnh thận nặng

– Người đang sử dụng thuốc chống đông máu

– Trẻ em dưới 2 tuổi

Người bị bệnh tiểu đường có sử dụng được tỏi đen không?

Người bị bệnh tiểu đường sử dụng tỏi đen rất tốt
Người bị bệnh tiểu đường sử dụng tỏi đen rất tốt

Có. Nhờ có chứa thành phần SAC, polyphenol có trong tỏi đen một nhánh giúp ngăn cản quá trình oxy hóa và glycation hóa nên Tỏi đen có tác dụng hỗ trợ tầm soát bệnh tiểu đường hiệu quả. Theo các kết quả nghiên cứu về tác dụng của tỏi đen với bệnh tiểu đường, Tỏi đen giúp giảm lượng đường trong máu, giảm mỡ máu và bảo vệ tim mạch.

Ăn Tỏi đen có giảm cân không?

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, Allicin có tác dụng ức chế sự thèm ăn, thúc đẩy tiêu thụ chất béo trong quá trình trao đổi chất, giải phóng được hormon adrenalin, ngăn chặn hình thành mỡ thừa dưới da đạt 40%.

Tiến sĩ David Mirelman cũng cho biết thêm, Tỏi đen có hoạt chất như calci, lysine cao hơn hai lần và đóng vai trò kiểm soát cân nặng hiệu quả

Bà bầu ăn tỏi đen được không?

Bà bầu có thể tỏi đen một nhánh khi mang bầu. Tuy nhiên, tốt nhất nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Các bác sĩ đã khuyên rằng, mỗi phụ nữ có thai nên ăn 1 củ tỏi đen cô đơn mỗi ngày. Việc ăn tỏi đen đúng cách, đều đặn thực sự giúp mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ và bé. Chi tiết công dụng của tỏi đen với bà bầu xem tại đây.

Phụ nữ sau sinh có nên ăn tỏi đen không?

Tỏi đen có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất có lợi cho phụ nữ sau sinh. Tỏi đen vừa giúp mẹ bỉm sữa cải thiện sức khỏe vừa giúp giảm cân hiệu quả.

Cách bảo quản tỏi đen đúng chuẩn

  • Bảo quản tỏi đen ở nhiệt độ phòng

Đối với tỏi đen còn nguyên trong túi chân không hoặc chưa mở nắp hộp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào.

  • Cách bảo quản tỏi đen trong tủ lạnh

Tỏi đen phải còn nguyên trong túi chân không, nên đặt trong 1 chiếc hộp đựng thực phẩm để tránh hơi lạnh tiếp xúc trực tiếp làm khô tỏi đen

Nếu đã mở bao bì (hoặc không có hút chân không) thì các bạn phải bảo quản trong hộp kín ở ngăn mát.

  • Hạn sử dụng của tỏi đen

Nếu bạn chưa mở hộp, thời hạn sử dụng là 2 năm kể từ ngày sản xuất.

Nếu bạn đã bóc ra sử dụng, tốt nhất là sử dụng hết trong khoảng thời gian 2 tháng. Không bắt buộc để trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh, thời hạn bảo quản là 6 tháng.

Trên đây là tất cả các thông tin về cách sử dụng tỏi đen đúng chuẩn. Nếu quý bạn đọc cần hỗ trợ thêm các thông tin khác về Tỏi đen, vui lòng liên hệ tới tổng đài 088.922.1098 để được các dược sĩ của chúng tôi tư vấn chi tiết nhé!

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Nature Goldmilk Plus dùng thay thế bữa ăn phụ hoặc bổ sung cho chế độ ăn hàng ngày nhằm duy trì và cải thiện tình trạng dinh dưỡng.

Hết hàng

Tăng cường miễn dịch, giảm ốm vặt, giảm cảm cúm, sổ mũi, ngạt mũi.

Hết hàng

Giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng...

Hỗ trợ mạnh gân cốt, tăng lưu thông khí huyết, hỗ trợ giảm triệu chứng của thoái hóa khớp.